Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng là một trong những xu hướng thường thấy ở các căn hộ rộng rãi hay các căn biệt thự. Bởi vì việc thiết kế này sẽ làm cho người sử dụng có không gian riêng tư khi sử dụng cũng như thoáng đãng và sạch sẽ.
Và ở bài viết sau đây của Nội Thất Nhà Số, không chỉ gửi tới quý khách các mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng độc đáo, mà còn bao gồm các thông tin hấp dẫn chỉ có thể tìm thấy duy nhất tại bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1 6 lợi ích khi sử dụng thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
- 2 Các tiêu chuẩn trong thiết kế và bố trí nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt
- 3 Một số phong cách thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm được ưa chuộng nhất hiện nay
- 4 20+ mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt, độc đáo
- 4.1 Phong cách nhà tắm và phòng vệ sinh mang thiên nhiên cây xanh vào trong
- 4.2 Phong cách Vintage độc đáo
- 4.3 Phong cách Retro và Vintage kết hợp
- 4.4 Phong cách hiện đại có màu trắng làm chủ đạo
- 4.5 Phong cách Eco kèm cùng cây xanh giúp không gian thân thiện trong lành
- 4.6 Phong cách Bắc Âu
- 4.7 Phong cách cổ điển – hiện đại sang trọng
- 4.8 Phong cách mở
- 4.9 Phong cách đơn giản dành cho mẫu nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
- 5 Một số lưu ý quan trọng trong lựa chọn nội thất cho nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt
- 6 Kết luận
6 lợi ích khi sử dụng thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Phân chia thời gian sử dụng hợp lý cho từng thành viên
Nếu như gia đình quý khách có nhiều thành viên, để có thể đáp ứng nhu cầu sinh lý cho mỗi người không ảnh hưởng đến người khác bằng cách chia thời gian để sử dụng.
Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian không phải chờ đợi quá lâu, đặc biệt là vào buổi sáng khi mọi người đều phải thực hiện vệ sinh cá nhân để đi làm hay đi học.
Tạo thêm cảm giác riêng tư và thoải mái cho gia chủ
Khi quý khách thiết kế phòng tắm và nhà vệ sinh riêng biệt điều này chắc chắn sẽ mang lại cho quý khách cảm giác thoải mái hơn. Đồng thời cách thiết kế cao cấp nội thất nhà vệ sinh cùng nhà tắm thành 2 phòng chức năng riêng sẽ đảm bảo tính riêng tư của mỗi cá nhân. Từ đó nâng cao sự tiện nghi trong sinh hoạt hàng ngày cho các thành viên gia đình.
Đem lại sự sạch sẽ, an toàn và vệ sinh
Nhà vệ sinh nếu đặt chung với nhà tắm sẽ làm cho nơi đây bị ám mùi khó chịu. Trong khi nhà tắm không chỉ là nơi làm sạch cơ thể mà còn để thư giãn, phục hồi sức khỏe cũng như tinh thần hay thể chất sau một ngày dài mệt mỏi.
Do đó đây sẽ là lý do thuyết phục nhất cho việc nên thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt tạo lên sự sạch sẽ, vệ sinh an toàn.
Tăng giá trị cho cả căn nhà của quý khách
Khi căn nhà quý khách được thiết kế riêng 2 khu vực sẽ tăng giá trị cho căn nhà hơn so với gộp chung 2 phòng lại với nhau. Không chỉ về sự đa năng mà còn ở tính thẩm mỹ, ngân sách và diện tích mà cả phòng tắm và nhà vệ sinh mang lại.
Thiết kế phòng tắm có đa chức năng tiện lợi
Phòng tắm đa chức năng thông minh có thể sử dụng vòi sen sở hữu công nghệ điều khiển chế độ, dòng nước cũng như nhiệt độ nước. Đồng thời sen tắm còn được tích hợp chế độ massage vai cổ gáy khi tắm để tăng sự thoải mái thư giãn.
Bên cạnh đó có các dòng bồn tắm có thể massage ứng dụng công nghệ sục tự động bên thân. Điều khiển thông qua nút điều khiển quý khách có thể tự điều hòa nhiệt độ theo mong muốn.
Trang trí theo cá nhân, sở thích của gia chủ
Vì tách biệt thành 2 khu vực phòng tắm và nhà vệ sinh nên quý khách có thể thỏa thích để mà trang trí theo các sở thích phong cách của mình. Sẽ không bị ràng buộc nhiều so với việc gộp cả 2 phòng lại thành 1.
Các tiêu chuẩn trong thiết kế và bố trí nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt
Tiêu chuẩn về kích thước và diện tích
Nhà vệ sinh diện tích nhỏ
Thiết kế nhà vệ sinh có diện tích từ 2,5m2 đến 3m2 cần sự khéo léo sắp đặt các vật dụng sau cho hợp lý. Vì không gian hạn hẹp nên sử dụng những vật tối giản nhất để có thể tránh trường hợp mọi thứ chồng chéo lên nhau.
Nhà vệ sinh gồm vòi xịt, khay đặt giấy, bồn cầu, thùng rác. Nhà tắm sẽ bao gồm lavabo nhỏ gọn, vòi sen và kệ đựng sữa tắm, dầu gội.
Nhà vệ sinh diện tích vừa
Nhà vệ sinh có diện tích khoảng 4m2 đến 6m2 sẽ có nhiều không gian thoáng đãng hơn. Bạn cũng dễ dàng bố trí thêm một số đồ nội thất theo sở thích như như tủ đựng đồ hau bồn tiểu nam,…Kiểu diện tích vừa này phù hợp với những nhà ống dài, căn nhà cấp 4, nhà chữ L.
Nhà vệ sinh diện tích rộng
Thiết kế phòng tắm lớn với diện tích khoảng 10m2 trở lên là điều tuyệt vời. Với diện tích này sẽ không có nhiều sự lựa chọn nội thất cũng không bị gò bó. Bạn có thể đặt chiếc bồn tắm nằm hoặc khu tắm đứng sẽ vô cùng thoải mái.
Kèm theo đó là một chiếc gương soi cùng theo Lavabo lớn sẽ vô cùng bắt mắt. Vòi sen âm trần, máy sấy tay, máy xông hơi, tủ đựng mỹ phẩm,… Đồng thời thêm cây xanh hay tranh ảnh theo sở thích của quý khách.
Bố trí nội thất cho nhà vệ sinh và nhà tắm
Sự phân định bố trí nội thất trong không gian sẽ giúp việc các vật dụng cần thiết phục vụ cho từng nhu cầu vệ sinh cá nhân riêng. Cũng như quý khách có thể thỏa sức bày trí thêm phụ kiện, vật trang trí khác để tăng tính thẩm mỹ và tính tiện lợi.
Bố cục của nhà vệ sinh cơ bản sẽ bao gồm một bồn rửa mặt và một bồn cầu. Trong đó, khoảng cách tối thiểu giữa 2 thiết bị này sẽ là 40cm. Lý do nhằm đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại di chuyển cũng như thoải mái sử dụng 2 thiết bị.
Đối với phòng tắm bố cục sẽ được chia thành 2 khu vực ướt và khô riêng biệt. Trong đó, khu vực ướt sẽ gắn bó với hoạt động tắm, giặt, gội,… tương ứng với các thiết bị vòi sen, bồn tắm.
Còn khu vực khô phục vụ cho các hoạt động như thay quần áo, trang điểm, rửa tay… gắn với các thiết bị như lavabo, bệ rửa, gương soi, thường bố trí gần cửa ra vào.
Theo tiêu chuẩn chung thì diện tích khuyến nghị cho phòng tắm từ 2.5m2 – 4m2. Không gian biệt thự và gia chủ muốn thiết kế để thư giãn, spa tại nhà thì từ 10m2 đến 12m2.
Tiêu chuẩn theo thiết kế phong thủy
Nhà vệ sinh
Đặt nhà vệ sinh tại trung tâm của nhà là điều đặt biệt kiêng kỵ nhé. Nó gây mất mỹ quan cho tổng thể cả ngôi nhà. Còn theo hướng phong thủy thì việc này sẽ khiến sức khỏe cũng như vận khí của các thành viên trong gia đình bị suy yếu.
- Chú ý thiết kế 2 nhà vệ sinh cùng tầng và quay lưng vào nhau.
- Còn nhà nhiều tầng thì nhà vệ sinh tầng trên không nằm trên phòng ngủ tầng dưới. Sẽ sinh ra hung khí ảnh hưởng đến sức khỏe của người ngủ ở tầng dưới nhé.
- Tránh cho hướng của bồn cầu trùng với hướng nhà hoặc trực xung với giường và bếp nấu.
- Bên cạnh đó quý khách không nên chọn hướng bồn cầu quay về hướng Bắc. Tốt nhất là đặt chéo và hướng vuông góc với cửa nhà vệ sinh.
Nhà tắm
- Không thiết kế cửa nhà vệ sinh hay nhà tắm đối diện cửa ra vào phòng ngủ hoặc đối diện giường ngủ.
- Đồng thời quý khách treo gương trong phòng tắm được coi là cách hóa giải phong thủy. Gương giúp đẩy lùi năng lượng không tốt lành.
- Không chọn bồn tắm có hình tam giác hoặc hình dạng rõ ràng.
- Màu chủ đạo nên là các gam màu sáng sủa như màu vàng nhạt, trắng, xanh da trời.
- Lựa chọn các vật liệu như kính, sứ, đá sỏi sẽ có “sức đề kháng cao” với nước (Thủy).
Một số phong cách thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm được ưa chuộng nhất hiện nay
Phong cách hiện đại
Mẫu nhà vệ sinh này dùng tông trắng quý khách nên kết hợp thêm chút gam màu nâu để tăng thêm phần tinh tế. Đồng thời tạo được sự đối lập giúp quý khách cảm thấy thoải mái mỗi khi vào nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, quý khách chọn thiết bị vệ sinh với gam màu trắng thì cần đảm bảo vệ sinh, lau chùi thường xuyên.
Phong cách tối giản
Phong cách tối giản với tông màu trắng chủ đạo luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người dù là kiểu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng hay chung. Tuy nhiên, lối kiến trúc này yêu cầu người dùng phải đảm bảo về tính vệ sinh lau chùi thường xuyên.
Phong cách áp dụng công nghệ
Nếu như thiết kế giữa phòng tắm và nhà vệ sinh có áp dụng công nghệ sẽ làm cho không gian thêm tiện nghi và đẹp mắt. Có thể gọn gàng hơn vì công nghệ sẽ tích hợp vào một vật dụng làm cả 2 chức năng. Dù rằng không quá trau chuốt, hào nhoáng thế nhưng thiết kế này lại toát lên được sự độc đáo, sáng tạo và mạnh mẽ không nhầm lẫn với các mẫu thiết kế khác.
Phong cách sống xanh
Với một số phong cách và một số gia đình có thói quen là đặt thêm cây xanh trong nhà vệ sinh để tạo cảm giác gần gũi, tươi mát với thiên nhiên. Đồng thời quý khách nên kết hợp thêm với tone màu trắng – nâu để tạo sự đồng bộ, hài hòa.
20+ mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt, độc đáo
Phong cách nhà tắm và phòng vệ sinh mang thiên nhiên cây xanh vào trong
Để tạo không gian phòng tắm và nhà vệ sinh cảm giác thoải mái và dễ chịu, một số hộ gia đình thường đặt cây xanh trong nhà vệ sinh để thanh lọc không khí. Tuy nhiên, phong cách này thường chỉ phù hợp với không gian có diện tích vừa phải, không quá rộng cũng không quá nhỏ. Đồng thời để tạo điểm nhấn trong bố cục đơn giản, quý khách nên ưu tiên sử dụng những gam màu trung tính.
Phong cách Vintage độc đáo
Với các tông màu Pastel theo phong cách Vintage độc đáo, không gian phòng thiết kế nhà vệ sinh, nhà tắm sẽ trở nên cổ điển hơn. Ngoài ra, quý khách vẫn có thể ứng dụng thêm một số tổ hợp màu sắc ấm áp khác như cam, hồng phấn, xanh lá…
Phong cách Retro và Vintage kết hợp
Phòng tắm hoặc nhà vệ sinh mang phong cách Retro và Vintage tạo cảm giác nhẹ nhàng và gần gũi mà vô cùng độc đáo, tạo điểm nhấn cho căn nhà của quý khách.
Phong cách hiện đại có màu trắng làm chủ đạo
Với phong cách này có thêm màu trắng làm chủ đạo sẽ giúp không gian trở nên hiện đại và nổi bật hơn. Bạn cũng có thể kết hợp hài hòa với màu trắng giữa đen hoặc xám sẽ giúp nhà vệ sinh hay phòng tắm trở nên bắt mắt hơn.
Phong cách Eco kèm cùng cây xanh giúp không gian thân thiện trong lành
Phong cách này đặc điểm sẽ có cây xanh để tạo một không gian thân thiện với thiên nhiên, mang đến cho quý khách bầu không khí trong lành, loại bỏ các khí độc hại từ xe cộ hay khói bụi hàng ngày. Từ đó, quý khách có thể cảm thấy rõ như mình đang ở một không gian khác, tránh xa cuộc sống bộn bề nơi đô thị.
Phong cách Bắc Âu
Phòng tắm hay nhà vệ sinh mang phong cách Bắc Âu thường được hoàn thiện với gạch ốp lát màu trắng hay thậm chí là đá tự nhiên, gạch bê tông. Bên cạnh đó, quý khách cần thêm thắt một vài vật dụng làm từ gỗ hay cói nhằm tạo nên cảm giác thư giãn, mộc mạc gần gũi.
Đồng thời, cây xanh cũng là thứ thường xuất hiện tại phòng tắm mang phong cách Bắc Âu
Phong cách cổ điển – hiện đại sang trọng
Phong cách mở
Phong cách đơn giản dành cho mẫu nhà vệ sinh và nhà tắm riêng
Một số lưu ý quan trọng trong lựa chọn nội thất cho nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt
Lavabo
Chậu rửa mặt hay còn được gọi là lavabo là bộ phận quyết định đến thẩm mỹ của toàn bộ phòng tắm. Bạn nên bố trí lavabo gần cửa để khi bước vào là bắt gặp ngay. Không nên thiết kế sâu vào bên trong nhà tắm sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của căn phòng.
Nên lắp đặt theo chiều cao tiêu chuẩn dành cho người Việt Nam là từ 75 – 85 cm với người lớn và 50 – 60cm đối với trẻ em. Chiều cao này người sử dụng nó sẽ không phải cúi quá thấp và cũng ngăn được tình trạng văng nước ra sàn.
Cây xanh
Bạn có thể đặt một số loài thích hợp với bóng râm để trồng ở hai khu vực này là cây lưỡi hổ, cây lô hội, cây trầu bà, cây thường xuân, cây bạc hà, cây dương xỉ,…Để có thêm mảng xanh giúp thư giãn cũng như lọc không khí trong nhà tắm và nhà vệ sinh.
Tuy nhiên quý khách nên tránh lạm dụng trồng quá nhiều cây cối trong nhà tắm. Nếu không muốn các côn trùng như vi khuẩn và muỗi phát triển. Vì độ ẩm cũng như không gian kín là điều kiện lý tưởng để cho chúng sinh sôi nảy nở.
Đồng thời vị trí cây cũng quan trọng quý khách nên cân nhắc các vị trí nào nên đặt cây gì phù hợp với hình dáng của cây. Nếu không căn phòng sẽ trở nên um tùm và rối rắm.
Chọn gương
Những yếu tố góp phần quan trọng để lựa chọn mẫu gương soi cho nhà tắm bao gồm: hình dáng; kích cỡ; mẫu mã; màu sắc; chất liệu. Gương cũng cần được chọn dựa theo phong thủy về chiều rộng và chiều rộng vị trí đặt.
Ngoài các mẫu gương truyền thống, đơn giản hình chữ nhật hay hình tròn. Trên thị trường còn đang phổ biến mẫu gương nhà tắm kết hợp với đèn LED viền bên ngoài. Giúp gương trông sáng và không gian căn phòng trông nổi bật hơn.
Vòi sen
Vòi sen là thiết bị quen thuộc cho đa số gia đình Việt. Gồm hai loại được sử dụng nhiều là vòi sen có vòi cầm tay có thể di chuyển khắp nơi. Hai là loại hiện đại hơn là vòi sen tắm cây cố định tại một vị trí duy nhất. Ngoài ra tại các căn hộ sang trọng còn sử dụng vòi sen âm trần như phun mưa đẹp tuyệt.
Vị trí chiều cao vòi sen tiêu chuẩn 7,7m – 8m và và bát sen vừa tầm tay với khoảng 1m6 đến 1m8. Bạn nên lựa chọn vòi sen được sản xuất bởi các chất liệu không gỉ sét như hợp kim đồng; nhựa ABS mạ chrome, inox 304;…
Bồn tắm
Bồn tắm có chiều cao thấp sẽ làm không gian trở nên thoáng đãng hơn. Đồng thời cũng không cản trở lối đi khi sinh hoạt trong phòng tắm. Tuy nhiên, nếu gia đình quý khách có trẻ nhỏ và quý khách cần một chiếc bồn tắm để dễ dàng tắm cho trẻ. Bạn nên cân nhắc loại bồn tắm có kích thước nhỏ gọn phù hợp.
Kết luận
Với các mẫu thiết kế này vừa sẽ có những ưu và nhược tùy vào nhu cầu và sở thích của quý khách. Hy vọng rằng, qua bài viết trên của Nội Thất Nhà Số đã giúp quý khách có thể có thêm nhiều ý tưởng mới hơn để thiết kế nên một không gian phòng tắm đẹp, tiện nghi và hiện đại cho ngôi nhà của mình.